Phạm Minh Vũ cần nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng sự thật

Vẫn những chiêu bài, bổn cũ soạn lại, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách cắt ghép thông tin để bôi nhọ, xuyên tạc, đổi trắng thành đen những vấn đề thực tiễn. Và, cũng với cái chiêu trò cũ rích đó, trên trang mạng phản động badamxoe, Phạm Minh Vũ đã “giật tít”: “Khi Cửu Long trong cơn giãy chết”, trong đó, y đã cắt ghép, chụp mũ, xuyên tạc ý kiến chỉ đạo, động viên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đối thoại với nhân dân tại thành phố Cần Thơ. Từ đó, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm cho những người thiếu hiểu biết hoang mang, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. Do đó, cần phải làm rõ bộ mặt thật của Phạm Minh Vũ.

  1. Hãy hiểu về câu nói: “Đã đến lúc nhân dân tự cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong buổi đối thoại hơn 3 giờ với nông dân ở Thành phố Cần Thơ ngày 10/12/2019.

Trước khi đưa ra câu nói trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành hơn 3 giờ đồng hồ để nghe phản ánh, nguyện vọng từ chính những người nông dân và trao đổi những chủ trương, chính sách lớn của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mục tiêu của buổi đối thoại liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông sản của nông dân ở Đồng băng sông Cửu Long. Trong buổi đối thoại này người dân trực tiếp đưa ra những đề nghị để lãnh đạo bộ, ngành trả lời thấu đáo và chịu trách nhiệm với những “đơn hàng” của người dân, đúng với tinh thần Chính phủ kiến tạo được “thổi hồn” vào Nghị quyết 120-NQ/CP. Dễ thấy, phần lớn các câu hỏi nông dân gửi đến Thủ tướng tập trung vào chuyện muốn Nhà nước “cho” nông dân, rất ít ý kiến nông dân tự đề xuất phải làm gì để cùng nhà nước vượt qua khó khăn, thách thức.

Chính vì vậy, câu nói “nông dân phải tự cứu mình trước khi đòi hỏi nhà nước cứu” rõ ràng là nhằm đề cao trí tuệ, tinh thần tích cực, chủ động của người nông dân. Điều này thể hiện mong muốn của Thủ là “phải để cho nông dân suy nghĩ trên mảnh đất của mình. Nhà nước chỉ đóng vai trò là “bà đỡ”, tạo môi trường thông thoáng, định hướng những giải pháp lớn, lâu dài. Đó chính là tinh thần chỉ đạo, hành động đầy trách nhiệm của một nhà lãnh đạo nặng lòng với người nông dân, với nền nông nghiệp nước nhà. Đất nước Việt Nam muốn đi lên, muốn tự chủ trước nay vẫn phải “tự cứu mình trước” không dựa vào quốc gia nào khác và mỗi người dân cũng nên như vậy.

Bằng tinh thần chỉ đạo, hành động quyết liệt của Chính phủ và sự nỗ lực cố gắng cao nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long đã đoàn kết, chung tay góp sức vượt qua những thử thách khắc nghiệt của hạn mặn hiện nay. Bằng chứng cụ thể: hạn mặn năm 2020 được dự báo vượt đỉnh năm 2016, tuy nhiên diện tích lúa bị mất trắng của năm 2020 chỉ bằng 10% so với năm 2016 (năm 2016 ước tính khoảng hơn 405.000 ha bị mất trắng do xâm nhập mặn, nhưng năm 2020 diện tích đó chỉ khoảng 43.000 ha). Đặc biệt, những ngày này nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang thu hoạch diện tích lúa, và theo đánh giá của người dân thì sản lượng lúa năm nay sẽ cao hơn so với các năm trước. Rõ ràng, sự chỉ đạo, định hướng của Thủ tướng đã khích lệ, được tinh thần vượt khó vươn lên của người dân. Do đó, khi “Ý Đảng hợp với lòng dân”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” mọi khó khăn, thử thách sẽ bị bỏ lại phía sau.

  1. Sự xuyên tạc trắng trợn của Phạm Minh Vũ không thể che mờ được sự thật.

Hiện nay, cùng với tinh thần “chống dịch như chống giặc” đối với dịch Covid-19, một trong những vấn đề trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các bộ ngành là quyết liệt thực hiện các giải pháp ứng phó với hạn, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chính quyền, lực lượng chức năng các cấp không chỉ cung cấp “một can nước để nấu cơm” (như lời bịa đặt của Phạm Minh Vũ) cho nhân dân mà đã huy động các xe bồn, tàu thủy, đường ống dẫn nước phục vụ nhu cầu nước ngọt của nhân dân. Về giải pháp lâu dài, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương ở Đồng băng sông Cửu Long chủ trương xây dựng các phương án xây dựng hồ trữ nước ngọt tại kênh cụt và dẫn dòng cũ, xây đập tạm ngăn mặn để giữ nguồn nước ngọt cho các trạm cấp nước tập trung nông thôn. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng băng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh tái cấu trúc kinh tế và chuyển đổi sản xuất nông nghiệp; lập, rà soát quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, xác định rõ cơ cấu nguồn vốn, dự án ưu tiên đầu tư, trong đó có các các dự án tích, trữ nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt, cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Cuộc đối thoại của Thủ tướng với nhân dân ở thành phố Cần Thơ và sự thật đang diễn ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay là “cú đấm trời giáng” vào sự xuyên tạc của Phạm Minh Vũ và đồng bọn. Vì vậy, mọi người dân cần đề cao cảnh giác, nghiên cứu, tìm hiểu đầy đủ các thông tin để không bị kẻ xấu xúi giục, lôi kéo. Luôn đoàn kết một lòng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ để cùng nhau vượt qua những khó khăn thử thách trong phòng, chống dịch Covid-19 và tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay để tiến hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

via Phạm Minh Vũ cần nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng sự thật – Nhân Văn Việt

Bình luận về bài viết này