HÃY YÊU NƯỚC VÀ BẢO VỆ CHỦ QYỀN MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN

Trong thời gian gần đây, trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, nhất là vấn đề Biển Đông, trên một số trang mạng xã hội đã xuất hiện những quan điểm, ý kiến của những “công dân”, “nhà báo”, “người yêu nước”… dưới các hình thức “lời kêu gọi”, “phản biện”, “kiến nghị” “góp ý”… trong đó nổi bật là bài viết “Nhục đến mấy đời” của Trân Văn. Nội dung bài viết là tập hợp những ý kiến “phản biện” nhảm nhí,  xuyên tạc, đổi trắng thay đen của những facebooker đội lốt “yêu nước”. Bản chất đó là những “chiêu” mới của một âm mưu cũ mà những kẻ đội lốt “yêu nước” đang tìm cách “đục nước béo cò”; từ đó, kích động, chia rẽ nhân dân với Đảng và Nhà nước; chia rẽ mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam – Trung Quốc, gây mất ổn định chính trị xã hội, cản trở quá trình phát triển của đất nước.

1. Việt Nam – Trung Quốc – mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời

Với tư duy và nhận thức “đất nước sẽ sớm rơi vào vòng nô lệ Tàu Cộng thôi!” của các Facebooker thể hiện cái nhìn phiến diện, lệch lạc do hạn chế về nhận thức, xử lý thông tin hay là sự xuyên tạc trắng trợn, sự nham hiểm, tinh vi của các thế lực phản động, thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình”. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh, Việt Nam – Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi sông liền một dải. Nhân dân hai nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Ngày 18/01/1950, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhà nước đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đặt mốc lịch sử quan trọng trong mối quan hệ lâu đời giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo tiền bối đặt nền móng và dày công vun đắp, quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trở thành tài sản chung quý báu của cả hai dân tộc. Hơn 65 năm qua, quan hệ giữa hai nước tuy có trải qua thăng trầm và những bất đồng cần được giải quyết song, quan hệ hợp tác song phương tiếp tục có nhiều bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, nhất là hợp tác kinh tế đã đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân cả hai nước. Trong 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch thương mại Việt – Trung đạt 33,24 tỷ USD (tăng 11,58%) so với cùng kỳ năm 2018. Tính đến cuối tháng 5/2019, Trung Quốc có 2.387 dự án đầu tư có hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 15,1 tỷ USD, đứng thứ 7/131 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về du lịch, bốn tháng đầu năm 2019, có 1,3 triệu lượt du khách Trung Quốc đến Việt Nam. Sự phát triển ổn định và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong những năm qua càng khẳng định sự cần thiết và tính đúng đắn trong duy trì, phát triển mối quan hệ truyền thống, hữu nghị giữa Việt Nam – Trung quốc. Với những suy nghĩ thiển cận như Trần Văn, người viết tự hỏi “ai mới là kẻ nô lệ” đây? Xin đừng xuyên tạc một cách ngu muội đi ngược lại đường lối của Đảng, lợi ích của nhân dân và kích động bạo lực, kích động chiến tranh và hận thù dân tộc, phá hoại tình hữu nghị tốt đẹp của nhân dân hai nước Việt – Trung.

2. Tăng cường quan hệ hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung là yêu cầu khách quan, phù hợp với lợi ích cơ bản, lâu dài của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước nói chung, với Trung Quốc nói riêng là yêu cầu khách quan. Điều này vừa cho phép tận dụng và phát huy được lợi thế của mỗi nước phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định của cả Việt Nam và Trung Quốc; phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước. Tuy nhiên, trong quan hệ với các nước, trong đó có Trung Quốc, việc xuất hiện các bất đồng là khó tránh khỏi, quan trọng là những bất đồng đó được quan tâm giải quyết nhằm tạo đồng thuận chung.

Những con người đang mang danh “yêu nước” nhưng lại luôn coi đất nước phải “nô lệ”, “đứng sau” các nước lớn vốn dĩ cũng chỉ là những kẻ bất tài chẳng giúp gì được cho sự phát triển của dân tộc. Chúng ta hãy yêu nước đúng cách, hãy bảo vệ độc lập, chủ quyền một cách đúng đắn. Không mắc mưu các thế lực thù địch làm tổn hại đến quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước và lợi ích quốc gia – dân tộc./.

via HÃY YÊU NƯỚC VÀ BẢO VỆ CHỦ QYỀN MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN – Nhân Văn Việt

Bình luận về bài viết này